lnp

Nhạc sĩ Cung Tiến: (1,2,3,4,5,6,7,8,9,10, 11, 12 ,13 )

Cung Tiến nổi tiếng với bài Hoài Cảm sáng tác lúc mới 14 tuổi!Bài Thu Vàng ông viết năm 15 tuổi .Các nhạc phẩm Hoài cảm, Hương xưa của ông được xếp vào những ca khúc bất hủ của tân nhạc Việt Nam.( Bách Khoa Toàn Thư mở Wikipedia)

Cung Tiến tên thật là Cung Thúc Tiến, sinh năm 1938 tại Hà Nội. Thời kỳ trung học, Cung Tiến học xướng âm và ký âm với hai nhạc sĩ nổi tiếng Chung QuânThẩm Oánh. Trong khoảng thời gian 1957 đến 1963, Cung Tiến du học ở Australia ngành kinh tế và ông có theo tham dự các khóa về dương cầm, hòa âm, đối điểm, và phối cụ tại Âm nhạc viện Sydney.

Trong những năm 1970 đến 1973, với một học bổng cao học của Hội đồng Anh (British Council) để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại Cambridge, Anh, ông đã dự các lớp nhạc sử, nhạc học, và nhạc lý hiện đại tại đó.

(Một người bạn của chúng ta,Đàm Xuân Linh cũng theo con đường (tắt?) đó để học Nhạc.Năm 1961,anh nhận được học bổng hoc Kĩ sư Hóa học tại Úc,nhưng nghe nói lại tốt nghiệp Âm nhạc học và xin được học bổng Cao học để học tiếp về âm nhạc!)

Như vậy,xét về "lí lịch",ông là đàn anh CVA của chúng ta,lại cùng là học trò thầy Chung Quân,nên coi mòi có thể nhận họ hàng được.Nhưng nói như thế thì cũng như nói Vũ Thành An,Ngô Thụy Miên là "đàn em" vì mấy ông này học CVA kém mình một lớp sao ?Có ngày ăn đòn bỏ mẹ,hihi!Không phải bị Cung Tiến cho ăn đòn đâu,mà vì có quá nhiều fan hâm mộ ông ấy ,không cho phép mình "rớ" tới ổng!Thậm chí hát nhạc Cung Tiến mà không nên hồn cũng coi chừng có chuyện ! Thử nghe một fan như ông Đoàn Thế Ngữ,đài VOVN,Houston,Texas)(12) ,hơi nhất hơi nhì ca tụng thần tượng của mình,tôi lại nghĩ đến...hooligan bóng đá!Vậy mà bản thân ông Cung Tiến lại không phải là nhà soạn nhạc thời trang !Ông không màng tới chuyện phát hành hay phổ biến nhạc phẩm của mình!Thời tôi, những bản nhạc Cung Tiến như Hương Xưa chỉ là những bản chép tay của những "dân chơi sành điệu"!Phần tôi,mãi tới năm 1958 tôi mới được biết Thu Vàngvới những "chiều hôm qua lang thang trên đường ...",tuyệt đối giống "kiểu cách" của những anh học trò (nhất là học trò CVA) mới lên Trung Học đệ nhị cấp,thấy mình bắt đầu là "người lớn"!Dĩ nhiên là phải tìm đến Hương XưaHoài Cảm .Lúc đó ca từ "Chiều buồn len lén tâm tư,mơ hồ nghe lá thu mưa ..." của "cậu bé14 tuổi " Cung Tiến đã hớp hồn "chàng thanh niên"LNP dù rằng với 16 tuổi,chàng cũng đếch hiểu gì mấy!50 năm sau,cậu bé Cung Tiến ngày nào mỗi ngày mỗi tiến bộ,tiến quá xa để chàng thanh niên chạy theo!(Cung Tiến:"...Tôi đã soạn cho bài thơ này trở thành những giọng ngâm, hát, nói với những nhạc cụ tây phương phụ đệm."Híc!).Chàng biết rằng nhạc CungTiến tuyệt vời lắm,nhưng tuyệt vời đến đâu thì chàng không thể như ông bạn ĐoànThế Ngữ ,ca tụng Cung Tiến như ca tụng một "tri kỉ"!
...Năm 1957 (19 tuổi)Cung Tiến viết bài "Lệ Đá Xanh "phỏng thơ Thanh Tâm Tuyền để tặng bạn là Phạm Đình Chương .(Đáp lại Phạm Đình Chương sáng tác bài Nửa Hồn Thương Đau ,cũng dựa trên ý thơ TTT,và trong đó có dùng 1 câu "đôi khi em muốn tin,...,ôi những người khóc lẻ loi một mình" của bài Lệ đá xanh,làm câu kết cho bài Nửa Hồn Thương Đau.)...Xét về kĩ thuật,hay muốn nói chính xác hơn,là nhạc thuật,thì bản này cao hơn và khó hát hơn những sáng tác trước đó của Cung Tiến .Cung Tiến là một người cầu tiến và khó tính,khó tính cả với chính mình,hai yếu tố ấy đã khiến nét nhạc của ông luôn luôn thay đổi theo chiều hướng đi lên.Sau này nhìn lại sự nghiệp sáng tác của mình,Cung Tiến đã gọi những ca khúc đầu tay chỉ là "những bài tập",những bài tập ngày càng khó:khó sáng tác và khó hát .Như bài "Lệ đá xanh",đã khó sáng tác,khó hát mà còn ...khó thưởng thức Ngày ấy nhiều người không biết đến "Lệ Đá Xanh của Cung Tiến.Một số biết nhưng không biết tình bạn giữa PĐC và CT thì cho rằng PĐC đã đạo nhạc của Cung Tiến!Thực ra đó là lòng trân quí lẫn nhau của 2 người bạn nghệ sĩ thâm giao (Hoài Nam)(Hoài Nam/70 Năm Tình Ca)(*)
Một nhạc sĩ không chuyên mà còn hơn chuyên!Ông Hoài Nam nói vậy.Thế thì những người"không chuyên" như tôi và bạn hiếm khi đánh giá đúng cái hay "vượt tầm".Nói cụ thể ,như bài "Lệ Đá Xanh" của Cung Tiến,dĩ nhiên là tôi không thể hò hét như ông bạn Đoàn Thế Ngữ,mà ngược lại nếu phải "chấm điểm",thì tôi vẫn cứ chấm bài "Nửa Hồn Thương Đau" của ông Phạm Đình Chương nhỉnh hơn!Cũng như những bài cao siêu sau này của ông đối với tôi,quả thực quá xa lạ với những Thu Vang,Hoài Cảm,Hương Xưa và do đó nghe không mấy hào hứng(!)Còn đối với dư luận trong nước,nói nào ngay,những bài hát của Cung Tiến ,trước75 và trừ một số bài thơ tù của Thanh Tâm Tuyền sau này ,đều không có tính "phản động",còn "bản thân" Cung Tiến cũng không có "nợ máu" với nhân dân ,ông lại là nhân vật có tiếng ở Hải ngoại (*),nên nhà nước ta dứt khoát dành ông về phần mình!
Năm 2008,nhân sự kiện ra mắt Cung Tiến Art songs ở Thụy Sĩ,người ta đọc thấy trên một tờ báo Đảng:
trong đó ca tụng ông hết lời,nào là:

"Nhạc Cung Tiến đã được trình diễn và ghi âm ở VN, Mỹ, Pháp, Đức, Úc. Như vở Ballad of an Warriors Wife đã được nhiều dàn nhạc giao hưởng của nhiều nước trình diễn.

Đặc biệt, thị trưởng Houston đã công bố ngày 2-10-1993 là "Ngày Cung Tiến", như là món quà tặng của thành phố cho người nhạc sĩ đã có những đóng góp vô giá cho nền âm nhạc VN (nguyên bản tiếng Anh: "…composers invaluable contribution to Vietnamese music"

nào là:

"Còn nhớ mùa xuân năm ngoái, trong buổi gặp gỡ với các văn nghệ sĩ trí thức Huế tại “Bến Xuân” - một địa chỉ văn hóa đang hình thành phía trên chùa Thiên Mụ, lần đầu tôi được nghe Camille Huyền (còn gọi là Cẩm Hồng) - cựu nữ sinh Đồng Khánh, Huế - hát bài Đôi bờ của Cung Tiến, lời thơ Quang Dũng: “Thương nhớ ơ hờ… thương nhớ ai/Sông xa từng lớp lớp mưa dài... Xa lắc rồi em người mỗi ngả/Bên này đất nước nhớ thương nhau...”. Một giọng điệu lạ, dịu dàng mà ma mị hút hồn người nghe. .."

Tôi vô cùng khâm phục đồng chí Nguyễn Khắc Phê của báo Tuổi trẻ đã thấu rõ ngọn ngành cái hay của bài "Đôi bờ" của Cung Tiến,nhất làt hưởng thức được giọng ca "ma mị" của Camille Huyền.Phần tôi ,trình độ chỉ đủ để nghe "Đôi Mắt Người Sơn Tây" do PĐC phổ nhạc và chỉ biết ái mộ tiếng hát Thái Thanh !Có một điều, tôi vô cùng tức giận"nghệ sĩ nhân dân" Trần Hiếu,là bố ca sĩ Trần Thu Hà ,tức Hà Trần,đã tự tiện sửa lời một bài hát mà tôi yêu thích:bài "Hương Xưa".Có lẽ do bài này ông Cung Tiến đã nhún vai bảo là "bài tập nhỏ",nên người ta nghĩ nó cần được sửa ,và người "nghệ sĩ nhân dân " đã khiến nó trở thành vô duyên,ấu trĩ,và ...vô nghĩa (các bạn nào tò mò ,thử nghe xem,tôi nói đúng không ?)Mà thôi,cũng là chuyện nhỏ,trông lên thì chẳng bằng ai ...đâu!Cứ nghe thử bài phỏng vấn Cung Tiến của bà chị Thụy Khuê:

14-03-1993: Nói chuyện với nhạc sĩ Cung Tiến

06-11-1994: Nói chuyện với nhạc sĩ Cung Tiến

Và vài "bài tập khó" của ông thì biết!Không hiểu các bạn ta như Cung Tiến Hồng,Đàm Xuân Linh,thì sao,chứ với tôi,nếu trong khi nghe những bản nhạc ấy mà lại có thêm tranh của Picsso nữa thi thật là tuyệt ...vọng!

Vậy thì trong "câu chuyện âm nhạc" tuần này,tôi xin thú thật là viết cho quí quan nhân là chính,chứ để hoài cổ,tôi chỉ giám xin nghe lại dăm bài (chữ đậm)!Còn thì bao nhiêu xin nhường quí vị hết thẩy!Mời quí vị thưởng lãm!

Thu Vàng (Ánh Tuyết)

Hoài Cảm (Lệ Thu) (Alain Vũ)

Hương Xưa (Duy Trác)(Mai Hương)(Lệ Thu=có lời ca)

Đêm Hoa Đăng (Thanh Lan)

Mai Chị Về (Lệ Thu) (Camille Huyền)

Nguyệt Cầm (Mai Hương)(Thái Thanh)(Thái Thanh giới thiệu,Quỳnh Giao /Khánh Ly hát))
Thuở Làm Thơ Yêu Em (Thơ trần Dạ Từ)(Thanh Vân)
Mắt Biếc(Lệ Thu/Quỳnh Giao) (Lệ Thu)
Vết Chim Bay (Bích Liên)
Hoàng Hạc Lâu (Quỳnh Giao)
Mùa Hoa Nở (Mai Hương)
Đôi Bờ ( Camille Huyền)
Lệ Đá Xanh( Khánh Ly/Quỳnh Giao)
Long Giao (Mai Hương)
Trăng Tù (Mai Hương)
Hợp Tấu Chinh Phụ Ngâm Khúc (1,2)
Ngoài Đài Phát Thanh Mỹ,Úc,các trang web âm nhạc và diễn đàn Phố Xưa mà ta quen thuộc , tôi còn tìm thấy diễn đàn Trăng Viễn Khơi(11 =1)gồm 48 trang,diễn đàn này sẽ đưa quí vị đến tất cả những gì quí vị mong muốn nghe và biết về Cung Tiến (Fans của ông này dễ nể thật!)
Lê Ngọc Phượng